Xách ba lô lên và đi – Tập 1: Châu Á là nhà, đừng khóc

  • Ngày đăng :
  • 11/03/2023
  • Lượt xem :
  • 66
  • Định dạng
;

Mục lục Read Now


Thông tin Xách ba lô lên và đi – Tập 1: Châu Á là nhà, đừng khóc:

Cảm nhận:

” Bước chân của Huyền khởi đầu cho trào lưu mới trong giới trẻ Việt: Khát khao vươn ra thế giới, đi và trải nghiệm” – Tiền Phong

“'Ta ba lô' không chỉ để thỏa mãn khát khao khám phá, trưởng thành mà còn đem hình ảnh, văn hóa Việt Nam đến với bạn bè năm châu. Nhưng không phải ai cũng có bản lĩnh để đi như Huyền” – CAND

“Điều thú vị toát ra từ con người Huyền nằm trong sự khác biệt và dám khác biệt.” – Yahoo! News

“Bạn ấy dường như đứng ngoài khuôn mẫu thông thường của một nhân vật quan trọng.” – Thanh Niên

“Đã có rất nhiều nhưng cũng sẵn sàng nghĩ rằng mình chưa có gì. Đó dường như là điều đặc biệt nhất ở cô bạn 9x Huyền Chip.” – Radio Australia

Trích đoạn:

Mọi người hay hỏi tôi quyết định đi “vòng quanh thế giới” như thế nào. Tôi chẳng quyết định. Khi bắt đầu đi, tôi mới chỉ là một con bé 19 tuổi không một xu dính túi, nói đi “vòng quanh thế giới” chỉ như một đứa trẻ con 5 tuổi nói với mẹ “lớn lên con muốn làm nhà du hành vũ trụ”. Chuyến đi dài ngày này của tôi bắt đầu từ một chuyến đi ba ngày sang Brunei. Một giây phút nông nổi đã làm thay đổi cả cuộc đời tôi từ khi đó.

Tháng 5 năm 2010, tôi đang ở Malaysia làm một công việc mà ai cũng nghĩ là công việc trong mơ. Quả thực, công việc, đồng nghiệp, môi trường làm việc, tất cả đều rất tốt, nhưng chỉ một vấn đề duy nhất là tôi và sếp thường bất đồng ý kiến với nhau. Một lần quá mệt mỏi, tôi quyết định đi sang Brunei chơi cho khuây khỏa. Lúc đó, ý định làm chuyến đi lâu thật lâu đã bắt đầu nhen nhóm, nhưng tôi không biết sẽ đi như thế nào. Tôi tính nếu bây giờ tôi nghỉ việc, lĩnh lương khoảng 1500$ chắc cũng đủ đi vài tháng, có máy tính rồi từ từ kiếm việc gì đó làm online. Nhưng tôi quên mất là laptop tôi đang dùng là laptop của công ty, nghỉ việc thì tôi cũng không còn máy.
Thế là tôi đành ngậm ngùi bỏ tiền mua một cái netbook nhỏ nhỏ, cấu hình yếu yếu nhưng đủ để viết và lướt web. Máy ảnh tôi bị mất trước đó mấy tháng nên cũng phải mua máy mới. Vèo một phát, số tiền còn lại của tôi chỉ còn khoảng 700, 800$. Tôi tặc lưỡi, thôi đi bừa, cùng lắm là lại về Malaysia. Tôi đặt vé khứ hồi vì thực sự tôi vẫn không nghĩ là mình sẽ đi được. Phòng trọ tôi cũng không trả chủ nhà mà vẫn để đồ đạc ở đấy, tin chắc chắn rằng mình sẽ quay lại Malaysia.

Khi còn “la liếm” với dân công nghệ, tôi có quen Preetam Rai – nổi tiếng trong giới vì ở đâu cũng có mặt. Sinh ra ở Ấn Độ, sống và làm việc ở Singapore, Preetam đi khắp các nước châu Á tham gia đủ các thể loại hội thảo công nghệ. Anh thỉnh thoảng hay bảo tôi: “Này, tổ chức cái gì ở Việt Nam đi để anh có cớ qua.” Khi nghe tôi kể lể tình hình, anh tặc lưỡi: “Đi đi, không đắt lắm đâu. Dùng CouchSurfing thì khỏi mất tiền ở khách sạn.” CouchSurfing là trang web kết nối những người sống ở địa phương và dân du lịch ba-lô. Nếu nhà có phòng trống, ghế sofa (couch) hay bất cứ chỗ nào ngủ được, bạn có thể đăng lên CouchSurfing với tư cách host (chủ nhà). Dân du lịch ba-lô đến một thành phố nào đó không có chỗ ở thì lên CouchSurfing gửi yêu cầu cho host xin ở nhờ. Những ngày ở Malaysia buồn, tôi cũng hay tham gia mấy buổi gặp mặt CouchSurfer (từ dành chỉ những người dùng CouchSurfing). Couchsurfer là dân lang thang nên tính tình đều khá cởi mở, thân thiện, tôi thích. Nhưng tôi chưa bao giờ ở nhờ cả. Thứ nhất là vì tôi cũng không cần, thứ hai là vì tôi cũng hơi sợ. Lần này thì là cơ hội tuyệt vời để thử. Brunei là một đất nước đắt đỏ, nổi tiếng. Đọc trên mạng tôi được biết cả nước chỉ có một Youth Hostel giá khoảng 10$/đêm, còn lại các khách sạn khác đều khoảng 200$. Youth Hostel thì hên xui, khách sạn thì tôi không có tiền, CouchSurfing là lựa chọn duy nhất.

CouchSurfing hoạt động dựa vào mức độ tin tưởng đánh giá qua những lời giới thiệu mà người khác để lại trên profile của bạn. Lúc đó, hồ sơ tôi trống trơn vì không có lời giới thiệu nào, nhưng may mà tôi có cái blog khá tử tế, nên gửi yêu cầu ở nhờ nào cũng tương cái blog mình vào đó. Tôi gửi yêu cầu tới 3 người thì 2 người đồng ý là Phillips và Rudy. Cả 2 đều bảo tôi gửi họ thông tin chuyến bay xem họ có ra đón tôi được không. Taxi từ sân bay về Bandar Seri Begawan rất đắt, khoảng $20. Xe buýt thì khó đoán. Tôi gửi thông tin cho cả hai, định bụng ai trả lời trước thì sẽ ở cùng người đấy. Nhưng đến hôm trước khi ra sân bay tôi vẫn chẳng thấy ai trả lời. Tôi lúng túng không biết làm thế nào, nhưng quyết tâm đi rồi thì cứ phải đi chứ biết làm sao.

Tôi đi ra sân bay lúc 6h sáng, trời còn tối âm ỉ. Tôi không đánh thức bạn ở cùng nhà dậy mà chỉ để chìa khóa lại trên bàn. Đi ra đến cổng, bác bảo vệ đang ngái ngủ thấy tôi thì vui vẻ hẳn lên. “Chip, đi đâu mà sớm vậy?” “Cháu ra sân bay đi Brunei ạ.” “Thích ha, thế bao giờ quay lại đây dẫn bác sang Việt Nam?” Tự nhiên tôi không biết trả lời thế nào. Đến lúc đấy tôi mới phần nào nhận ra rằng có thể tôi sẽ không bao giờ gặp lại bác. Cổ họng tôi nghẹn cứng lại. Tôi cười cầu tài rồi đi vội ra bến metro.

Tàu sớm trống trơn, tôi ngồi một mình một toa mà lòng buồn xo. Tôi đi vội vã quá. Tôi quyết định đi ngày 9/5, bay ngày 13/5. 4 ngày vừa qua tôi cắm đầu vào lo đủ mọi chuyện mà không hề nghĩ đến khả năng nếu tôi thành công, tôi sẽ phải chia tay với Kuala Lumpur. Bao nhiêu người tôi yêu quý ở đây mà tôi chưa có dịp chào tạm biệt. Không biết mọi người có trách mình không nhỉ? Tôi thở dài, ngủ quên lúc nào không biết.

Đến sân bay, tôi thấy mình có tin nhắn từ Phillips. Tôi nhắn tin cho Rudy bảo đừng đến đón tôi nữa rồi tắt vội điện thoại. Brunei, here I come!

(trích Đi bừa đi)

Mục lục(86):

Giới thiệu
Lời nói đầu
Hành trình mơ ước
Phần I: Đông Nam Á: Brunei, Malaysia Và Myanmar – 1. Đi bừa đi
2. Người Việt Nam ở Brunei
3. Không khóc ở Brunei
4. Mưa ở Lễ hội Rừng mưa
5. Khách sạn có ma ở Sibu
6. Cô bạn nổi loạn Abbie
7. Spiff
8. Những cô gái bao ở Kuching
9. Cứu núi Chiếc Răng của Kuching
10. Lần đầu ăn sâu và ông lão “dê cụ”
11. Gawai và tạm biệt Kuching
12. Đi du thuyền vòng quanh thế giới, tại sao không?
13. Kẹt trong bão
14. Quê hương là chùm khế ngọt
15. Đổi tiền ở Myanmar
16. Gặp sư phụ ở “Manday”(12)
17. Thành phố chùa chiền Bagan(14)
18. Lảm nhảm về Myanmar
Phần II: Ấn Độ Nepal – 19. Chào mừng đến với Ấn Độ
20. Người mẹ Kolkata
21.Lạc bước ở Kolkata
22. Chuyến đi tình cờ đến Sundarbans
23. Đi tàu lên Mumbai
24. Đột nhập doanh trại Hải quân Mumbai
25. Tình nguyện viên hụt ở Pune
26. Ở lại Mumbai, săn nhà săn việc
27.Krishna Janmashtami
28. Bữa tiệc sinh nhật bất ngờ
29. Những người bạn cùng nhà
30. Những con người lập dị của Mumbai
31. Làm diễn viên Bollywood
32. Tạm biệt Mumbai
33. Delhi
34. Những đại sứ quán ở New Delbi
35. Diwali
36. Kashmir
37. Srinagar
38. Những chàng trai Kashmir
39. Mumbai nằm trong tay người Pubjabi
40. Lẻn vào Taj Mahal
41. Varanasi
42. Bị kẹt ở Gorakhpur
43. Chùa Việt Nam ở Lumbini
44. Trại trẻ mồ côi ở Kathmandu
45. Không về lại Ấn Độ
46. Lễ hội Chim Mỏ Sừng
47. Ngủ lang ở Guwahati
48. Cuộc gặp gỡ tình cờ ở Sikkim
49. Cho một cậu bé chưa bao giờ có cơ hội du lịch
50. Vỡ mộng với trại trẻ mồ côi
51. Chiến lược “Kebano”
52. Tìm gặp Kumari của Nepal
53. Vipassana
54. Maha Shivaratri
55. Cậu bé phật của Nepal
56. Burning Snails
57. Tai nạn đầu tiên
58. Tai nạn thực sự
59. Holi màu sắc
60. Tạm biệt Nepal
Phần III: Trung Đông: Ai Cập, Israel, Palestine – 61. Salam Ai Cập
62. Những người đi bộ ở
63. Nắng thiêu ở Siwa
64. Kim Tự Tháp
65. Ai Cập sau bạo động
66. Ngôi nhà Bob Marley ở Luxor
67. Đi nhờ xe lên Aswan
68. Lỡ xe bus
69. Nắng gió và biển Israel
70. Lên Petah Tiqwa đúng ngày Shabbat
71. Một ngày vui và một ngày buồn ở Israel
72. Miền Bắc Israel
73. Tìm đường vào Palestine
74. Người nghệ sĩ không gặp thời
75. Biểu tình ở Palestine
76. Jerusalem
77. Ronan
78. Lễ hội body painti
79. Thuê nhà ở Tel Aviv
80. Suýt bị bắt cóc
81. Tạm biệt Israel
82. Thiên đường Sinai
Lời cảm ơn