Tư Duy Nhanh Và Chậm

  • Ngày đăng :
  • 11/03/2023
  • Lượt xem :
  • 79
  • Định dạng
;

Mục lục Read Now


Thông tin Tư Duy Nhanh Và Chậm:

Chúng ta thường tự cho rằng con người là sinh vật có lý trí mạnh mẽ, khi quyết định hay đánh giá vấn đề luôn kĩ lưỡng và lý tính. Nhưng sự thật là, dù bạn có cẩn trọng tới mức nào, thì trong cuộc sống hàng ngày hay trong vấn đề liên quan đến kinh tế, bạn vẫn có những quyết định dựa trên cảm tính chủ quan của mình. Thinking fast and slow, cuốn sách nổi tiếng tổng hợp tất cả nghiên cứu được tiến hành qua nhiều thập kỷ của nhà tâm lý học từng đạt giải Nobel Kinh tế Daniel Kahneman sẽ cho bạn thấy những sư hợp lý và phi lý trong tư duy của chính bạn. Cuốn sách được đánh giá là “kiệt tác” trong việc thay đổi hành vi của con người, Thinking fast and slow đã dành được vô số giải thưởng danh giá, lọt vào Top 11 cuốn sách kinh doanh hấp dẫn nhất năm 2011. Alpha Books đã mua bản quyền và sẽ xuất bản cuốn sách trong Quý 1 năm nay. Thinking fast and slow dù là cuốn sách có tính hàn lâm cao nhưng vô cùng bổ ích với tất cả mọi người và đặc biệt rất dễ hiểu và vui nhộn.

Đã có rất nhiều cuốn sách nói về tính hợp lý và phi lý của con người trong tư duy, trong việc đánh giá và ra quyết định, nhưng Thinking fast and slow được Tạp chí Tài chính Mỹ đánh giá là “kiệt tác”.

Bạn nghĩ rằng bạn tư duy nhanh, hay chậm? Bạn tư duy và suy nghĩ theo lối “trông mặt bắt hình dong”, đánh giá mọi vật nhanh chóng bằng cảm quan, quyết định dựa theo cảm xúc hay tư duy một cách cẩn thận, chậm rãi nhưng logic hợp lý về một vấn đề. Thinking fast and slow sẽ đưa ra và lý giải hai hệ thống tư duy tác động đến con đường nhận thức của bạn. Kahneman gọi đó là: hệ thống 1 và hệ thống 2. Hệ thống 1, còn gọi là cơ chế nghĩ nhanh, tự động, thường xuyên được sử dụng, cảm tính, rập khuôn và tiềm thức. Hệ thống 2, còn gọi là cơ chế nghĩ chậm, đòi hỏi ít nỗ lực, ít được sử dụng, dùng logic có tính toán và ý thức. Trong một loạt thí nghiệm tâm lý mang tính tiên phong, Kahneman và Tversky chứng minh rằng, con người chúng ta thường đi đến quyết định theo cơ chế nghĩ nhanh hơn là ghĩ chậm. Phần lớn nội dung của cuốn sách chỉ ra những sai lầm của con người khi suy nghĩ theo hệ thống 1. Kahneman chứng minh rằng chúng ta tệ hơn những gì chúng ta tưởng: đó là chúng ta không biết những gì chúng ta không biết!

Cuốn sách đặc biệt đã dành được vô số giải thưởng danh giá: Sách khoa học hay nhất của Học viện Khoa học Quốc gia năm 2012, được tạp chí The New York Times bình chọn là sách hay nhất năm 2011, một trong những cuốn sách kinh tế xuất sắc năm 2011, chiến thắng giải thưởng cuốn sách được quan tâm nhất năm 2011 của tạp chí Los Algeles… Thinking fast and slow đáp ứng hai tiêu chí của một cuốn sách hay, thứ nhất nó thách thức quan điểm của người đọc, thứ hai, nó không phải là những trang sách với những con chữ khô cứng mà nó vô cùng vui nhộn và hấp dẫn. Không nghi ngờ gì nữa, đây là cuốn sách hàn lâm dành cho tất cả mọi người.!

Thông tin tác giả

Daniel Kahneman, sinh năm 1934, nhà tâm lý học người Mỹ  gốc Israel đã dành giải Nobel Kinh tế năm 2002. Ông dành cả cuộc đời của mình để nghiên cứu về tâm lý học hành vi con người. Cùng với người cộng sự đã qua đời Amos Tversky, hai ông đã có được những nghiên cứu sâu sắc về con đường tư duy và nhận thức của con người.

Mục lục(41):

Lời giới thiệu
Mở đầu
Phần 1. Hai Hệ Thống: Chương 1. Những nét tính cách
Phần 1 – Chương 2: Chú ý và nỗ lực
Phần 1 – Chương 3: Gã kiểm soát lười biếng
Phần 1 – Chương 4: Bộ máy liên tưởng
Phần 1 – Chương 5: Nhận thức cảm tính
Phần 1 – Chương 6: Quy chuẩn, kinh ngạc và động cơ
Phần 1 – Chương 7:  Bộ máy đi tắt đón đầu
Phần 1 – Chương 8: Dự đoán diễn ra thế nào?
Phần 1 – Chương 9: Trả lời một câu hỏi dễ
Phần 2 – Chương 10: Quy luật số nhỏ
Phần 2 – Chương 11: Các neo đậu
Phần 2 – Chương 12: Khoa học của tính sẵn có
Phần 2 – Chương 13: Tính sẵn có, cảm xúc và rủi ro
Phần 2 – Chương 14: Luận đề về Tom W
Phần 2 – Chương 15: Luận đề Linda: Cái ít hơn là cái giá trị hơn
Phần 2 – Chương 16: Những mối quan hệ nhân quả lấn át các phép thống kê
Phần 2 – Chương 17: Sự hồi quy về mức trung bình
Phần 2 – Chương 18: Thuần phục các dự đoán trực giác
Phần 3 – Niềm tin thái quá – Chương 19: Ảo vọng về tri thức
Phần 3 – Chương 20:  Ảo tưởng về sự vững chắc
Phần 3 – Chương 21: Trực giác đọ sức với công thức
Phần 3 – Chương 22: Trực giác của chuyên gia: Khi nào chúng ta có thể tin?
Phần 3 – Chương 23. Cái nhìn khách quan
Phần 3 – Chương 24: Động cơ của chủ nghĩa tư bản
Phần 4. Những lựa chọn – Chương 25: Sai lầm của Bernoulli
Phần 4 – Chương 26: Lý thuyết viễn cảnh
Phần 4 – Chương 27: Hiệu ứng sở hữu
Phần 4 – Chương 28: Những biến cố tiêu cực
Phần 4 – Chương 29: Mô hình bốn phần
Phần 4 – Chương 30: Các biến cố hiếm
Phần 4 – Chương 31: Các chính sách/cách giải quyết rủi ro
Phần 4 – Chương 32: Giữ vững mục tiêu
Phần 4 – Chương 33: Những sự đảo lộn
Phần 4 – Chương 34: Các cấu trúc và thực tế
Phần 5. Hai bản thể – Chương 35: Hai bản chất
Phần 5 – Chương 36: Cuộc đời như một câu chuyện
Phần 5 – Chương 37: Trải nghiệm hạnh phúc
Phần 5 – Chương 38: Nghĩ về cuộc sống
Hồi Kết