Chăn nuôi trong hệ thống nông lâm kết hợp

  • Ngày đăng :
  • 11/03/2023
  • Lượt xem :
  • 87
  • Định dạng
;

Thông tin Chăn nuôi trong hệ thống nông lâm kết hợp:

Chăn nuôi trong hệ thống nông lâm kết hợp

Hiện nay, nhu cầu học tập một khóa đào tạo ngắn hạn của người dân là rất lớn với điều kiện thời gian đào tạo ngắn, chi phí thấp và thời điểm học linh hoạt.
Từ những khảo sát thực tế trên của Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc tổ chức xây dựng chương trình đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, nhằm đáp ứng nhu cầu về “ Chăn nuôi trong hệ thống nông lâm kết hợp” của Sản xuất nông lâm kết hợp và nhu cầu của người dân trong và ngoài khu vực.
Giáo trình “ Chăn nuôi trong hệ thống nông lâm kết hợp” được xây theo quy trình hướng dẫn của Thông tư 31/2010/TT – BLĐTBXH ban hành ngày 08/10/2010 của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội.
Giáo trình đã được sự góp ý của các chuyên gia về lĩnh vực Chăn nuôi trong hệ thống nông lâm kết hợp trong và ngoài trường.
Giáo trình đào tạo này được chia làm 3 bài (tổng số 100 giờ, lý thuyết 28 giờ, thực hành và kiểm tra 72 giờ), bao gồm:
Bài mở đầu: Những kiến thức chung về chăn nuôi.
Bài 1: Một số giống vật nuôi trong hệ thống nông lâm kết hợp.
Bài 2: Kỹ thuật chăn nuôi trong hệ thống nông lâm kết hợp
Trong quá trình biên soạn, nhóm tác giả đã có điều kiện được đi khảo sát thực tế, tiếp cận được nhiều ý kiến tham gia của các nhà chuyên môn, các trung tâm khuyến nông khuyến lâm, cơ sở chăn nuôi. Trong thời gian có hạn, chắc chắn còn có những hạn chế nhất định về nội dung, kết cấu và hình thức của một
giáo trình, song giáo trình cũng đã đảm bảo được những kiến thức cơ bản về chăn nuôi trong hệ thống nông lâm kết hợp.
Mặc dù có nhiều cố gắng và đã tiếp thu được nhiều ý kiến đóng góp. Nhưng tập thể tác giả rất mong được đón nhận những ý kiến của các nhà chuyên môn, các cán bộ, các nhà quản lý, những người quan tâm đến sự nghiệp phát triển nghề Sản xuất nông lâm kết hợp để góp phần nâng cao chất lượng, hoàn
thiện tốt giáo trình.
Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành của các chuyên gia, người sử dụng lao động và người lao động trực tiếp trong lĩnh vực nuôi dưỡng chăm sóc vật nuôi để hoàn thiện giáo trình, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu học nghề trong thời kỳ đổi mới.
Xin chân thành cảm ơn!
Tham gia biên soạn:
1. Trần Quang Hùng – Chủ biên
2. Trịnh Quốc Tụ